SẢN XUẤT CỘT ĐÈN

SẢN XUẤT CỘT ĐÈN

Winco là đơn vị chuyên sản xuất cột thép, và đèn chiếu sáng. Công ty chúng tôi nhập khẩu dây chuyền máy móc hiện đại và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề cho nên sản phẩm của chúng tôi sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình. Cột thép và đèn chiếu sáng của Winco cung cấp cho nhiều dự án lớn, công trinh lớn, quan trọng của Quốc Gia. 

CÁC BƯỚC SẢN XUẤT CỘT ĐÈN CHIẾU SÁNG

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

Dựa theo yêu cầu từ bản vẽ thiết kế của khách hàng, đội kĩ thuật, công nhân nhà máy sẽ đưa ra kế hoạch vật liệu phù hợp. Cũng có thể các mẫu thiết kế chưa phù hợp, đội ngũ thi kỹ thuật tư vấn thêm cho bản vẽ thiết kế. Mỗi loại cột đèn có yêu cầu về độ dày khác nhau, do đó tùy vào vị trí lắp cột đèn, yêu cầu độ thẩm mỹ,…. mà cột đèn được thiết kế riêng cho phù hợp từng dự án.

  • Vật liệu sẽ được các kỹ sư đo lường và cắt bằng máy cắt tự động.

Bước 2: Gia công cột đèn

Đối với các loại cột như cột bát giác và các loại cột có đặc biệt phải sử dụng máy chấn để tạo hình và uốn cột. Còn đối với cột đèn tròn thì sử dụng máy uốn cột để tạo hình cho cột. Cột đèn sau đó được mang đi hàn để cố định hình dáng của cột.

Trong quá trình gia công cột, vì công đoạn này cần sử dụng máy móc chuyên dụng nên các thông số được tính toán kĩ, cần độ chính xác cao và đặc biệt phải giữ cố định Thép tấm để sản xuất chính xác không bị lệch, nếu máy chấn thép chấn lệch sẽ làm cho Trụ khi thành phẩm bị xoắn, không đều và sẽ không đạt tiêu chuẩn.

•  Máy uốn cột để tạo hình cho cột.

Bước 3: Gia công đế cột đèn

Nếu trụ đèn Bát giác thì phải sử dụng đế trụ đèn dành cho Trụ Bát giác. Nếu Trụ tròn côn thì phải sử dụng đế trụ đèn dành cho trụ tròn. Độ dày và kích thước của đế trụ tùy thuộc và yêu cầu kỹ thuật từ bản vẽ thiết kế.

Đế trụ đèn dày từ 10mm – 12mm phục vụ cho các trụ cao từ 4m đến 12m. Để cắt được đế theo hình dạng và kích thước theo thiết kế cần sử dụng máy dập để cắt. Sau đó trụ được mang đi dập lỗ bằng máy dập lỗ chuyên dụng.

Bước 4: Hàn các bộ phận của cột đèn

Sau khi đã hàn đế vào cột xong tùy vào bản thiết kế hoặc sản xuất đạt tiêu chuẩn. Tiếp đến là hàn gân tăng cường giữa đế và trụ giúp cho đế Trụ đèn giữ vững hơn và chắc hơn bao giờ hết. Thông thường là 4 gân tăng cứng đối với những cột cơ bản còn những cột tùy theo phức tạp thì bản vẽ mà khách gửi cho mình để hàn cho hợp lý.

Bước 5: Phủ lớp chống gỉ

Có nhiều phương pháp chống gỉ khác nhau như: dùng vật liệu chống rỉ, mạ kẽm lạnh, sơn chống rỉ… .nhưng chống gỉ bằng mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất và độ thẩm mỹ của phương pháp này đáp ứng được các yêu cầu.

Một số lưu ý trước khi bắt đầu công đoạn mạ kẽm cần đảm bảo các tiêu chuẩn:

+ Kim loại nền dùng để mạ phải có nhiệt nóng chảy cao hơn nhiệt độ của sản phẩm

+ Bề mặt lưới phải được làm sạch gỉ, bụi bẩn hay dầu trước khi phủ lớp chống gỉ

+ Dễ tạo màng trợ dung kín để tăng khả năng thấm ướt kim loại nóng chảy.

Cột đèn khi đã được làm sạch và đảm bảo thì sẽ được chuyển vào thùng chứa dung dịch kẽm nóng để bắt đầu quá trình mạ. Kẽm sẽ bám vào bề mặt cột đèn tạo một lớp bảo vệ chống gỉ.